Khách Trung Quốc bị trục xuất, cấm đến Thái Lan suốt đời vì video 'nói xấu'
Chiều 18.2, Quốc hội thông qua nghị quyết bầu ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, giữ chức Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội.Ông Phan Văn Mãi 52 tuổi, quê tỉnh Bến Tre. Trình độ lý luận chính trị: cao cấp. Trình độ chuyên môn: thạc sĩ quản lý kinh tế, cử nhân quản trị kinh doanh, cử nhân Anh văn.Ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, XIII. Trước khi giữ cương vị mới, ông là Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM khóa XV.Trước năm 2008, ông có thời gian dài công tác tại tỉnh Bến Tre.Từ tháng 8.2008, ông là Bí thư T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách phía nam, rồi Bí thư Thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Ủy viên Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó bí thư Đảng ủy Cơ quan T.Ư Đoàn.Từ năm 2014, ông làm Phó bí thư, rồi Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bến Tre.Tháng 8.2019 - 5.2021, ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, XIII; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre.Tháng 6.2021 - 12.2023, Bộ Chính trị điều động, phân công, chỉ định ông tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM.Tháng 8.2021, tại kỳ họp thứ hai, HĐND TP.HCM khóa X bầu ông giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM.Linh đinh thương hồ
Đến trưa 22.1, tại một số tuyến đường huyết mạch nối TP.Thủ Đức (TP.HCM) với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai xảy ra tình trạng xe đông di chuyển chậm và ùn ứ cục bộ.Cụ thể, tại đường Võ Nguyên Giáp, tình trạng ùn ứ diễn ra cả 2 chiều (Bình Dương đi TP.HCM và ngược lại). Tuy nhiên, tại các giao lộ vẫn thông thoáng, vẫn có làn đường cho xe máy, ô tô đi thẳng từ Bình Dương vào trung tâm TP.HCM và ngược lại.Ghi nhận tại các giao lộ, có rất đông CSGT của Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức và Đội CSGT Rạch Chiếc (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) tích cực điều tiết, phân luồng.Đại diện Đội CSGT Rạch Chiếc cho hay, nguyên nhân của tình trạng nói trên là do gần tết các phương tiện vận chuyển hàng hóa vào cảng Trường Thọ và cảng Bình Dương tăng đột biến, xe đông nên di chuyển chậm.Dự đoán trước tình trạng này, từ 0 giờ ngày 22.1, tại các giao lộ, lực lượng CSGT Rạch Chiếc phối hợp CSGT TP.Thủ Đức chủ động túc trực, điều tiết.Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ vụ cháy xe đầu kéo và vụ tai nạn liên hoàn trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai) cũng làm giao thông tuyến Võ Nguyên Giáp, Mai Chí Thọ và Võ Chí Công bị ùn ứ, sáng 22.1.Đến trưa cùng ngày, đại diện Đội CSGT Cát Lái cho biết, giao thông trên tuyến đường Võ Chí Công và Mai Chí Thọ cơ bản được giải tỏa, tuy nhiên phương tiện vẫn còn di chuyển chậm.Trao đổi với PV Thanh Niên, lãnh đạo Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết, dự đoán trước tình hình giáp tết, lượng phương tiện, hàng hóa tăng cao, lực lượng CSGT toàn thành phố chủ động lên kịch bản, bố trí ca trực, 100% quân số tham gia điều tiết giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông."Kể cả lãnh đạo các đội, trạm, tuyến quận, huyện toàn địa bàn cùng ra hiện trường, trực tiếp chỉ đạo công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phục vụ người dân về du xuân, đón tết", lãnh đạo Phòng CSGT Công an TP.HCM nhấn mạnh.Lãnh đạo Phòng CSGT nhận định nguyên nhân ùn ứ tại một số tuyến huyết mạch qua TP.Thủ Đức sáng cùng ngày là do lượng phương tiện, hàng hóa vào các khu vực cảng tăng đột biến, cùng với các sự cố liên hoàn trên cao tốc gián tiếp gây ra sự việc. Hiện lực lượng CSGT đang tích cực phân luồng giao thông.
Bức xúc vì công trình quá ngổn ngang
Chiều 12.2, tiếp tục chương trình kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).Tại dự thảo luật trước đây, Bộ Nội vụ - cơ quan chủ trì soạn thảo từng đề xuất tại quận, thành phố thuộc tỉnh; phường thuộc quận; phường, xã thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư sẽ không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức UBND.Tuy nhiên, trong tờ trình của Chính phủ vừa trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị và thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo luật đã chỉnh lý theo hướng giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương như luật hiện hành. Theo đó, tại tất cả các đơn vị hành chính các cấp tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương. Quy định này để bảo đảm việc tiếp tục thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại một số thành phố trực thuộc T.Ư theo luật Thủ đô và các nghị quyết của Quốc hội.Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND, dự thảo luật quy định nguyên tắc xác định số lượng đại biểu HĐND trên cơ sở quy mô dân số, đặc điểm vùng miền và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bàn.Cùng đó là giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định số lượng đại biểu HĐND, khung số lượng đại biểu chuyên trách của HĐND, khung số lượng các ban của HĐND; giao thẩm quyền cho HĐND quyết định thành lập các ban và quyết định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND bảo đảm phù hợp với thực tiễn của địa phương…Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của UBND, dự thảo luật cơ bản kế thừa luật hiện hành và giao Chính phủ quy định khung số lượng phó chủ tịch UBND các cấp, số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.UBND ở cấp chính quyền địa phương hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm cá nhân của chủ tịch UBND và từng thành viên UBND. Đồng thời quy định rõ các nhiệm vụ của UBND phải thảo luận và quyết định tập thể; các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND được ủy quyền cho chủ tịch UBND thực hiện; quy định theo hướng mở rộng nhiệm vụ, thẩm quyền riêng của chủ tịch UBND.Trình bày báo cáo thẩm tra sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho hay, Ủy ban Pháp luật đề nghị tiếp tục kế thừa luật hiện hành về số lượng đại biểu HĐND, số lượng phó chủ tịch HĐND, số lượng các ban của HĐND thay vì giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể như dự thảo luật.Điều này nhằm bảo đảm đồng bộ với quy định về số lượng đại biểu Quốc hội trong luật Tổ chức Quốc hội, bảo đảm tính ổn định, thuận lợi cho việc tổ chức đại hội đảng bộ các cấp và công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 đang cận kề. Cơ quan thẩm tra nhận định, việc sửa đổi các quy định về số lượng đại biểu HĐND, cơ cấu tổ chức của HĐND nên được tiến hành đồng bộ với việc đổi mới, cải cách tổ chức bộ máy nhà nước vào thời điểm thích hợp sau này.Về cơ cấu tổ chức của UBND, Ủy ban Pháp luật đề nghị nghiên cứu quy định theo hướng giảm bớt số lượng thành viên UBND các cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy, đề cao vai trò và trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu UBND và cần bảo đảm nhất quán trong các quy định về cơ cấu tổ chức của UBND ở cả 3 cấp.Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành việc tiếp tục quy định về nguyên tắc hoạt động của UBND như luật hiện hành, song cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của chủ tịch UBND, từng thành viên UBND. Một số ý kiến đề nghị, về lâu dài, cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới cơ chế hoạt động của UBND theo hướng là cơ quan hành chính, làm việc theo chế độ thủ trưởng để đề cao tính chủ động và trách nhiệm của chủ tịch UBND.
Nguyễn Quỳnh Anh, học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Thông (tỉnh Vĩnh Long), cho biết thời nay gặp thần tượng để xin chụp ảnh, xin chữ ký là "chuyện đã xưa" rồi. "Trend (xu hướng – PV) hot nhất chính là nhờ nghệ sĩ nổi tiếng ghi âm để… làm chuông báo thức", Quỳnh Anh kể.Theo Quỳnh Anh, mới đây trong một buổi giao lưu với đoàn làm phim của một bộ phim đang hot, cô cùng bạn bè có dịp gặp gỡ diễn viên Võ Tấn Phát và nữ sinh này đã nhanh chóng đề nghị: "Anh ơi, anh nói gì để em làm chuông báo thức đi anh". Đáp lại, nam diễn viên cầm điện thoại và thực hiện yêu cầu của người hâm mộ."Em đã cài đặt phần ghi âm đó làm chuông báo thức mỗi buổi sáng. Cứ 5 giờ 30 phút sáng là điện thoại phát lên giọng của diễn viên Võ Tấn Phát: "Dậy em ơi, trời ơi ngủ hoài" làm em bừng tỉnh", Quỳnh Anh kể.Trong buổi giao lưu nói trên, Đỗ Thúy Vy (24 tuổi), ngụ ở H.Phong Điền (TP.Cần Thơ) cũng may mắn được diễn viên Võ Tấn Phát cầm điện thoại ghi âm: "Vy ơi, dậy đi làm em ơi!". Vy kể: "Ngày trước, mình cài báo thức bằng âm thanh có sẵn trong điện thoại. Nhưng bây giờ, mình đã thay đổi thành giọng... réo gọi của diễn viên Võ Tấn Phát".Nhiều người trẻ cũng cho biết họ thức dậy mỗi ngày từ những "máy báo thức… chạy bằng cơm", nghĩa là giọng của các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng. Họ tận dụng cơ hội gặp người nổi tiếng, bên cạnh việc xin chữ ký làm kỷ niệm, hay chụp ảnh cùng để đăng lên mạng xã hội… thì còn mong mỏi "ghi âm câu gì để em cài làm báo thức đi anh", "anh nói câu gì gọi em dậy đi anh"…Việc dùng tiếng gọi của người nổi tiếng làm chuông báo thức đã và đang là "trend" hiện nay khi ngày càng có nhiều nghệ sĩ vui vẻ chiều lòng người hâm mộ.Như đạo diễn, diễn viên Huỳnh Lập vừa ký tặng người hâm mộ, vừa nhân tiện nói lớn để khán giả ghi âm câu: "Dậy đi, dậy đi làm đi, ngủ hoài, ngủ hoài", "Dậy đi, đi làm lụng kiếm tiền nuôi cha nuôi mẹ kìa, ngủ hoài đi à".Hay diễn viên Quốc Anh khi tham gia trào lưu này đã nói câu: "Em ơi dậy đi em ơi, 24 giờ một ngày em ngủ còn nhiều hơn là em thức đấy, dậy đi em ơi" để đáp lại yêu cầu của người hâm mộ.Khá nhiều nghệ sĩ từng tham gia chương trình "Anh trai say hi" như: Quang Hùng MasterD (tên thật Lê Quang Hùng), Captain Boy (Hoàng Đức Duy), Rhyder (Nguyễn Quang Anh), Dương Domic (Trần Đăng Dương), Hải Đăng Doo (Đỗ Hải Đăng), Pháp Kiều (Nguyễn Thiện Pháp)… cũng thực hiện những câu với nội dung đề nghị thức dậy, nhằm để người hâm mộ làm chuông báo thức.Một số người trẻ không có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu trực tiếp với nghệ sĩ, đã "bắt trend" này, hưởng ứng bằng cách lưu lại âm thanh trên TikTok để cài đặt vào điện thoại."Mình chờ có cơ hội được gặp Sơn Tùng M-TP và Hieuthuhai để nhờ các anh ấy ghi âm, cài làm báo thức. Còn hiện tại, mình lưu lại mấy âm thanh có sẵn trên TikTok để làm chuông báo thức. Như vào ngày thứ 2 mình cài âm thanh từ giọng của Hải Đăng Doo, ngày thứ 3 mình để âm thanh là tiếng gọi của Captain Boy… Mỗi ngày được một ca sĩ nổi tiếng gọi dậy", Lê Thị Thảo Nhi, sinh viên Trường ĐH Mở TP.HCM, kể.Một trong những câu gọi dậy được dân mạng đánh giá là "dễ thương nhất quả đất" là từ ca sĩ Nicky (tên thật Trần Phong Hào) khi anh đã ghi âm đoạn: "Dậy đi học đi, nhanh lên, muộn rồi kia kìa! Dậy đi!". Còn giọng gọi được nhận xét "nghe là phải bật dậy ngay" là của Jsol (Nguyễn Thái Sơn) khi nam ca sĩ nói thật to: "Dậy đi! Ngủ hoài! Dậy!".Sau mỗi ngày, những nghệ sĩ tham gia trào lưu gọi người hâm mộ dậy càng nhiều hơn. Khi hiện nay đã xuất hiện thêm những diễn viên, ca sĩ nổi tiếng như: Duy Khánh, Anh Tú, Diệu Nhi… Cùng với đó là nhiều TikToker, streamer cũng "đu trend".Đặng Bảo Thy, học sinh Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q.Tân Bình, TP.HCM), cho hay: "Từ năm 2021 đã xuất hiện clip gọi người hâm mộ thức dậy. Một trong những người khởi xướng là nam ca sĩ Kim Taehuyng, thành viên của nhóm nhạc BTS, Hàn Quốc. Trong một clip tương tác với người hâm mộ, Kim Taehuyng nói với giọng nhẹ nhàng một câu có nghĩa là: "Dậy thôi nào! Cậu mà ngủ như vậy là trễ đó. Nhanh đi học thôi! Let's go!". Cho đến nay, trào lưu này mới gây sốt mạng xã hội ở Việt Nam, nhanh chóng được cả giới nghệ sĩ lẫn người trẻ yêu thích".
HCV đầu tiên của thể thao điện tử Việt Nam tại SEA Games 32
Ngày 27.1, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuần tra xử lý vi phạm nồng độ cồn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cận tết.Trước đó, đêm 26.1 và rạng sáng 27.1, tổ công tác Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đã xử lý 11 trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn kịch khung.Cụ thể, lúc 20 giờ 50 ngày 26.1, tại đường Đỗ Xuân Hợp (Phước Long B), tổ công tác phát hiện người đàn ông có dấu hiệu say xỉn chạy xe máy loạng choạng nên tiến hành dừng xe kiểm tra.Qua kiểm tra, người này vi phạm nồng độ cồn ở mức 1,161 mg/L khí thở. Người đàn ông cho hay bản thân hiểu rõ luật giao thông nhưng vì nghĩ nhậu tất niên gần nhà nên đã tự chạy xe về.Đến khoảng 21 giờ 15 cùng ngày, tổ công tác tiếp tục dừng xe máy người ông H.T trên đường Tây Hoà (P.Phước Long A), phát hiện người này vi phạm nồng độ cồn 0,636 mg/L khí thở. Ông T. cho hay đã sử dụng nhiều bia tại tiệc tất niên.Đến rạng sáng 27.1, tổ công tác đã phát hiện, lập biên bản 11 trường hợp tài xế xe máy vi phạm nồng độ cồn kịch khung (vượt quá 0,4 mg/L khí thở) và nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức 1 (chưa vượt quá 0,25 mg/L khí thở) và mức 2 (vượt quá 0,25 đến 0,4 mg/L khí thở).Theo quy định, vi phạm nồng độ cồn mức 1, tài xế xe máy bị phạt 2 - 3 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe; mức 2, tài xế xe máy bị phạt 6 - 8 triệu đồng, trừ 10 điểm giấy phép lái xe và mức kịch khung, tài xế xe máy bị phạt 8 - 10 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.Hôm 20.1, Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Mai Thế Thắng (42 tuổi, ở Q.Tân Phú) để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ. Thắng được xác định là người không chấp hành lệnh đo nồng độ cồn và tấn công, gây thương tích cho một chiến sĩ Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức.Theo điều tra, khoảng 21 giờ 30 ngày 11.1, Thắng chạy xe máy trên đường 5A hướng về đường số 8 (P.Long Bình, TP.Thủ Đức) trong tình trạng say xỉn, không tỉnh táo.Cùng lúc, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra lưu động, khi đến trước địa chỉ nói trên thì phát hiện Thắng loạng choạng, gây nguy hiểm cho người đi đường nên ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra.Tuy nhiên, Thắng không chấp hành việc kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng chức năng, còn có hành vi tấn công, gây thương tích đối với CSGT.Tổ công tác cùng người dân khống chế Thắng và báo Công an P.Long Bình đến hỗ trợ đưa Thắng về trụ sở để làm rõ.Tại cơ quan công an, bước đầu Thắng khai nhận hành vi phạm tội như trên. Vụ việc sau đó được bàn giao Công an TP.Thủ Đức xử lý theo thẩm quyền.